I. Giới thiệu Tác phẩm Dọn về làng và tác giả Nông Quốc Chấn1. Tác giả:- Sinh năm 1923 – 2002, tên khai sinh Nông Văn Quỳnh, sớm giác ngộ cách mạng. - Là một trong những gương mặt văn hoá tiêu biểu, đại diện cho tầng lớp trí thức dân tộc ít người trưởng thành trong cách mạng. - Nhiều năm vừa đóng vai trò tích cực trong lĩnh vực quản lí văn hoá, văn nghệ, vừa bền bỉ sáng tác. - Nông Quốc Chấn để lại một sự nghiệp văn học có giá trị: SGK. - Thơ ông mang cảm xúc chân thành, giản dị, lối diễn đạt tự nhiên mà giàu hình ảnh. 2. Văn bản: - Viết về quê hương tác giả trong những nắm kháng chiến chống Pháp đau thương mà anh dũng. - Viết 1950, được trao giải nhì tại Đại hội liên hoan thanh niên, sinh viên thế giới tại Béc – lin. Sau đó được dịch đăng trên tạp chí Châu Âu. II. Đọc - hiểu văn bản:1. Nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của giặc:- Nỗi khổ của nhân dân:+ Cuộc sống cay đắng đủ mùi (Mấy năm qua quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy - Chạy hết núi lại khe cay đắng đủ mùi, Cơn sấm sét lán sụp xuống nát cửa - Đường đi lại vắt bám đầy chân) - Tội ác của giặc: + Súng nổ kìa... ... trong túi + Giặc đã bắt .. ... nằm trên mặt đất. + Không ván, không người .. ... liệm thân cho bố. à Đốt nhà, cướp của, coi rẻ sinh mạng của nhân dân. - Lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân Cao - Bắc - Lạng: Mày sẽ chết! Thằng giặc Pháp hung tàn Băm thịt xương mày, tao mới hả! 2. Niềm vui Cao - Bắc - Lạng được giải phóng:Được thể hiện bằng một phong cách riêng, mang đậm màu sắc tư duy của người miền núi:- Bố cục giản dị: + Mở đầu bài thơ là những cảm xúc diễn tả niềm vui Cao - Bắc - Lạng được giải phóng. + Tiếp theo là nỗi buồn tủi, xót xa, căm giận bọn thực dân Pháp gieo rắc tội ác trên quê hương. + Đoạn kết: Trở lại với niềm vui hân hoan vì từ nay quê hương được giải phóng. - Cách thể hiện niềm vui mang phong cách riêng: Lối nói cụ thể, giàu hình ảnh: Người đông như kiến, súng đầy như củi, Đường cái kêu vang tiếng ô tô ... nhà lá. 3. Màu sắc dân tộc qua cách sử dụng hình ảnh.Đó là những hình ảnh cụ thể, gần gũi, theo cách nói của đồng bào dân tộc:- Chỉ số nhiều: Người đông như kiến, súng đầy như củi, Người nói cỏ lay trong rừng rậm. - Chỉ nỗi khổ triền miên: Mấy năm qua quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy - Chỉ cái chết: Cha ơi! Cha không biết nói rồi... - Không khí vui tươi, sinh động: Đường cái kêu vang tiếng ô tô Trong trường ríu rít tiếng cười con trẻ. - Chỉ cuộc sống yên ổn, no ấm: Hổ không dám đến đẻ con trong vườn chuối Quả trong vườn không lo tự chín, tự rụng |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn