Lớp | Thứ (Ngày dạy) | Sĩ số | HS vắng |
10A2 | |||
10A3 | |||
10A8 |
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới - Em hiểu thế nào là tổng quan văn học Việt Nam? GV: ? Hãy cho biết bố cục bài “ Tổng quan VHVN” gồm mấy phần? Mỗi phần nêu lên những vấn đề gì của văn học? - Ngoài phần đặt vấn đề “ Trải qua… tinh thần ấy” bài “ Tổng quan…” được chia làm 3 phần lớn: - Các bộ phận hợp thành của VHVN - Quá trình phát triển của VH viết VN - Con người VN qua VH GV ? Phần đặt vấn đề giới thiệu điều gì? HS đọc phần I(Sgk-5) GV yêu cầu hsinh lên bảng vẽ sơ đồ các bộ phận hợp thành của VHVN? -> Gọi hsinh khác nhận xét, bổ sung. -> G kết luận ? Trình bày hiểu biết về VHDG?( ra đời từ bao giờ? có đặc điểm gì về thể loại?..) ? Vhọc viết có gì khác so với VHDG? ? Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam được chia làm mấy thời kì? -Vhọc viết VN: 2 thời kì +, VH từ tkỉ X->XIX(VHTĐại) +, VH từ đầu tkỉ XX->CMT8/45 +, VH từ sau CMT8/45-> hết tkỉ XX VHHĐại. Thời kì VHTĐại có đặc điểm gì nổi bật? Lấy d/chứng minh họa cụ thể? ? Vì sao vhọc từ tkỉ X đến hết XIX có sự ảnh hưởng của VHTQuốc? ảnh hưởng ntnào? ? Kể tên tác giả, tác phẩm tiêu biểu? ? Em có suy nghĩ gì về sự phát triển VH Nôm của VHTĐ? (-> Sự phát triển của vhọc Nôm gắn liền với những truyền thống lớn nhất của VHTĐ đó là lòng yêu nước,tinh thần nhân đạo,tính hiện thực, đồng thời phản ánh quá trình dân tộc hóa và dân chủ hóa phát triển cao). ?Tại sao VHVN từ đầu thế kỉ XX đến nay lại được gọi là văn học hiện đại? (->phát triển trong thời đại mà quan hệ sản xuất chủ yếu dựa vào hiện đại hóa. Mặt khác những luồng tư tưởng tiến bộ của văn hóa phương Tây đã thay đổi cách cảm, cách nghĩ, cách nhận thức, cách nói của con người VNam). ? Sự đổi mới ấy được biểu hiện cụ thể ra sao?Lấy d/chứng minh họa? - Tản Đà: Mười mấy năm xưa ngọn bút lông Xác xơ chẳng bợn chút hơi đồng Bây giờ anh đổi lông ra sắt Cách kiếm ăn đời có nhọn không - buổi giao thời: cũ – mới tranh nhau, Á- Âu lẫn lộn: +, Nào có ra gì cái chữ Nho Ông Nghè, ông Cống cũng… +, Ông Nghè, ông Cống tan mây … Đứng lại nơi đây một tú tài +, Bài “ Ông đồ”( VĐLiên) - Trích nhận định của Lưu Trọng Lư: “ Phương Tây bây giờ đã đi đến chỗ sâu nhất trong hồn ta…”. ? Những thành tựu đạt được của văn học thời kì này? | Hs theo dõi phần tiểu dẫn SGK và trả lời câu hỏi: - Cách nhìn nhận, đánh giá một cách tổng quát những nét lớn của văn học Việt Nam. I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam. 1. Văn học dân gian: +, Ra đời rất sớm( công xã nguyên thủy), con người chưa có chữ viết, cách cảm cách nghĩ còn hồn nhiên... +, Lực lượng sáng tác: tập thể nhân dân lao động -> tính truyền miệng. +, Thể loại: thần thoại, sử thi, cổ tích, truyền thuyết… 2. Văn học viết: +,Thế kỉ X phát triển, được ghi lại bằng chữ viết( Hán, Nôm, Quốc ngữ). +, Lực lượng sáng tác :trí thức -> mang dấu ấn cá nhân, tác giả. +, Thể loại: . X -> XIX( VHTĐại): VH chữ Hán( văn xuôi, thơ, văn biền ngẫu), VH chữ Nôm( thơ, văn biền ngẫu). . Từ đầu XX đến nay( VHHĐại):VH viết bằng chữ quốc ngữ: tự sự , trữ tình, kịch. II.Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam. 1. Văn học trung đại( X -> hết XIX) - Tồn tại: bối cảnh xã hội phong kiến -> vhọc chịu ảnh hưởng của luồng tư tưởng phương Đông( đặc biệt TQuốc) - Hình thức: chữ Hán -> đạt nhiều thành tựu. chữ Nôm: thơ Hồ Xuân Hương, NTrãi… - Tư tưởng: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo…( Truyện Kiều, Lục Vân Tiên- ( nam nữ thụ thụ bất thân, tam tòng tứ đức, trai thời trung hiếu làm đầu, trung quân ái quốc…) - Nội dung: cảm hứng yêu nước( gắn với tư tưởng trung quân), cảm hứng nhân đạo. 2.Văn học hiện đại( từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX) - Về tác giả: xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp, lấy việc viết văn, sáng tác thơ làm nghề nghiệp. - Về hình thức: chữ quốc ngữ( chữ Hán- Nôm thất thế). - Về đời sống văn học: nhờ có báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại-> tphẩm VH đi vào đời sống nhanh hơn, mqhệ giữa độc giả- tác giả mật thiết hơn. - Về thể loại: xuất hiện thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói… - Về thi pháp: xuất hiện hệ thống thi pháp mới. +, VHTĐại: ước lệ, tượng trưng, khuôn mẫu (Truyện Kiều- NDu), tính phi ngã. +, VHHĐại: tả thực, chi tiết( Chí Phèo- NCao), tính bản ngã( cái tôi được đề cao- XDiệu: Ta là một..) -Thành tựu nổi bật: +, VH yêu nước và cách mạng gắn liền với công cuộc gpdtộc. +, Thể loại: phong phú, đa dạng. |
CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA VHVN |
Là sáng tạo của cá nhân, mang dấu ấn cá nhân. |
Khái niệm |
Thể loại |
Đặc trưng |
Khái niệm |
VĂN HỌC DÂN GIAN |
VĂN HỌC VIẾT |
Thể loại |
Đặc trưng |
Là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động. |
Thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện cười, chèo… |
Tính tập thể. Tính truyền miệng. Tính thực hành |
Là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, mang dấuấn của tác giả. |
Văn xuôi. Thơ ,Văn biềnngẫu.Thơ. Văn biềnngẫu. Tự sự. Trữ tình. Kịch. |
Các mặt so sánh | Văn học dân gian | Văn học viết |
Tác giả | Tập thể nhân dân lao động | Cá nhân trí thức |
Phương thức sáng tác và lưu truyền | Tập thể và truyền miệng trong dân gian (kể, hát, nói, diễn) | Viết, văn bản, đọc, sách, báo, in ấn, tủ sách, thư viện… |
Chữ viết | Chữ quốc ngữ ghi chép sưu tầm văn học dân gian | Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ |
Đặc trưng | Tập thể, truyền miệng, thực hành trong sinh hoạt cộng đồng | Tính cá nhân, mang dấu ấn cá nhân sáng tạo |
Hệ thống thể loại | Tự sự dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích…), trữ tình dân gian (ca dao), sân khấu dân gian (chèo, rối…) | Tự sự trung đại, hiện đại, trữ tình trung đại, hiện đại, sân khấu trung đại và hiện đại. |
VĂN HỌC VIẾT | ||
Văn học chữ Hán | Văn học chữ Nôm | Văn học chữ quốc ngữ |
- Ra đời từ thời Bắc thuộc, phát triển từ thế kỉ X. - Chịu ảnh hưởng Trung Hoa nhưng vẫn đậm bản sắc hiện thực, tài hoa, tâm hồn và tính cách Việt Nam. - Đọc theo âm Hán Việt. | -Chữ ghi âm tiếng Việt từ chữ Hán do người Việt tạo ra từ thế kỉ XIII. - Phát triển, xuất hiện nhiều tác giả, tác phẩm có giá trị. | - Chữ quốc ngữ ghi âm tiếng Việt bằng hệ thống chữ cái La-tinh. - Phát triển từ đầu thế kỉ XX tạo thành văn học hiện đại Việt Nam. |
Văn học dân gian | Văn học viết | ||
Văn học chữ Hán | Văn học chữ Nôm | Văn học chữ quốc ngữ | |
Lớp | Thứ (Ngày dạy) | Sĩ số | HS vắng |
10A2 | |||
10A3 | |||
10A8 |
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới GV dẫn dắt: Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc đó. “ VH là nhân học. Con người là đối tượng phản ánh… trong nhiều mqhệ đa dạng”. Đó là những mqhệ nào? ? Kể tên một số tác phẩm đã học trong chương trình phản ánh mqhệ ấy? Từ đó rút ra nhận xét gì? ? Tại sao chủ nghĩa yêu nước lại trở thành một trong những nội dung quan trọng và nổi bật nhất của văn học viết Việt Nam ? ? Có mqhệ như thế nào? Biểu hiện ra sao? D/chứng. ? Một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người VNam là gì? Nó được biểu hiện cụ thể ntnào qua thơ văn? -> Nhìn thẳng vào thực tại với tinh thần phê phán và cải tạo xã hội là một truyền thống lớn của VHVN. ? Những biểu hiện nội dung của điều này trong văn học là gì ? ? Những điểm cần ghi nhớ qua bài học? -> Gọi hsinh đọc phần ghi nhớ . Hoạt động 3. Hoạt động thực hành GV hướng dẫn học sinh làm BT - Cho biết: a, Tên một vài tác phẩm thể hiệnlòng yêu nước. b, Tên một vài tác phẩm có nội dung phê phán xã hội phong kiến, thực dân nửa phong kiến… c, Một vài câu ca dao, bài thơ về tình yêu. Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo thấm nhuần trong các tác phẩm nào sau đây ? Trình bày những biểu hiện cụ thể ? Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Bài thơ về tiểu đội xe không kính… | III. Con người Việt Nam qua văn học. 1. Con người VNam trong quan hệ với thế giới tự nhiên. VDụ: Truyền thuyết “ Sơn Tinh – Thủy Tinh” Ca dao về tình yêu qhương đnước. Thơ NTrãi, Hồ Chí Minh… - Trong quan hệ với thế giới tự nhiên: +, nhận thức, cải tạo, chinh phục tự nhiên (thần thoại, truyền thuyết) +, thiên nhiên là bạn. +, hình thành tình yêu thiên nhiên. +,từ tình yêu thiên nhiên hình thành các hình tượng nghệ thuật. Vdụ: .Thuyền về có nhớ bến chăng? Bến thì một dạ… . Mới ra tù tập leo núi( HCM) 2. Con người VNam trong quan hệ quốc gia, dân tộc. - Dòng văn học yêu nước nổi bật và xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam vì : sớm ý thức xây dựng quốc gia độc lập, tự chủ; do vị trí địa lí đặc biệt, đất nước ta đã phải nhiều lần đấu tranh với ngoại xâm để giành và giữ vững nền độc lập ấy. - Tinh thần yêu nước( sợi chỉ đỏ): tình yêu quê hương, tự hào về truyền thống văn hóa ,lịch sử, ý chí căm thù quân xâm lược, dám hi sinh vì độc lập- tự do… Vdụ : Nam quốc sơn hà; Bình Ngô đại cáo; Hịch tướng sĩ… 3. Con người VNam trong quan hệ xã hội. - Lòng nhân đạo, tình yêu thương con người -> tiền đề quan trọng cho sự hình thành chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học. Vdụ : Bình Ngô đại cáo (Ng Trãi) Truyện Kiều(Nguyễn Du) - Tố cáo, phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự thông cảm với những người dân bị áp bức. - Mơ ước về một xã hội công bằng, tốt đẹp. - Nhận thức, phê phán, cải tạo xã hội. 4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân. - Xu hướng chung: xây dựng đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, thủy chung, tình nghĩa, vị tha, đức hi sinh… - Trong hoàn cảnh đấu tranh chống ngoại xâm, cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt, con người Việt Nam thường đề cao ý thức cộng đồng, nhân vật trung tâm thường nổi bật ý thức trách nhiệm xã hội, hi sinh cái tôi cá nhân - Trong hoàn cảnh khác, cái tôi cá nhân được đề cao (thế kỉ XVIII, giai đoạn 1930-1945). Con người nghĩ đến quyền sống cá nhân, quyền hưởng tình yêu tự do, hạnh phúc, ý nghĩa cuộc sống trần thế… IV.Tổng kết. - Ghi nhớ (sgk) V. Bài tập. a, Tên một vài tác phẩm thể hiệnlòng yêu nước : Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo, Làng…. b, Tên một vài tác phẩm có nội dung phê phán xã hội phong kiến, thực dân nửa phong kiến : Tắt đèn, Lão Hạc… c, Một vài câu ca dao, bài thơ về tình yêu :
HS thảo luận nhóm, phân loại tác phẩm và chỉ ra những biểu hiện cụ thể ở từng tác phẩm. |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn