CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
I.ĐỌC HIỂU | 3.0 | |
1 | Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận/nghị luận | 0.5 |
2 | Những nguyên nhân khiến con người mất niềm tin: - Sự quá tải thông tin tiêu cực. - Chỉ nhìn vào những mặt trái của cuộc sống. | 0.75 |
3 | “Nhìn đời với ánh mắt tiêu cực” nghĩa là: - Nhìn cuộc sống bằng cái nhìn bi quan, chỉ thấy những mặt xấu xa của đời sống xã hội. - Không thấy được những mặt tốt, những nhân tố tích cực | 0.75 |
4 | Tác giả cho rằng “Trách nhiệm tìm lại niềm tin vào cuộc sống phải là tự thân của mỗi người” bởi vì: - Niềm tin của con người phụ thuộc vào cách nhìn cuộc sống của họ. - Cuộc sống không hoàn toàn chỉ là cái xấu. Xã hội không thiếu vắng những con người tốt. - Phải tìm lại niềm tin để mỗi người sống có ý nghĩa hơn (HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục). | 1.0 |
II.LÀM VĂN | ||
Câu 1 | Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu “Chúng ta không sợ người xấu mà chỉ sợ người tốt không làm gì”. | 2.0 |
a.Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn: Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng –phân –hợp, móc xích hoặc song hành. | 0.25 | |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Chúng ta không sợ người xấu mà chỉ sợ người tốt không làm gì. | 0.25 | |
c. Biết triển khai vấn đề nghị luận Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý kiến Chúng ta không sợ người xấu mà chỉ sợ người tốt không làm gì. Có thể triển khai theo các gợi ý sau: - Người tốt không làm gì nghĩa là không tham gia vào việc chống lại cái ác, cái xấu. Câu nói khuyến cáo về sự nguy hiểm của những người được gọi là tốt (không làm điều xấu), nhưng không có tiếng nói, hành động chống lại cái xấu. - Không sợ kẻ xấu vì ta biết kẻ xấu thì ta dễ dàng ngăn chặn, đấu tranh. Nhưng với người tốt không làm gì thì khó hơn nhiều, vì với người tốt, chúng ta dễ chủ quan, không đề phòng. Nhiệm vụ của người tốt là chống lại cái xấu, nhưng người tốt không làm gì đồng nghĩa với người xấu, họ dững dưng với cái xấu sẽ làm cho cái xấu ngày càng hoành hành. - Thấy được sự nguy hiểm của loại người tốt không làm gì và cần có sự sáng suốt để nhận diện, và có cách đấu tranh hợp lí với loại người này. | 1.0 | |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0.25 | |
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.25 | |
Câu 2 | Cảm nhận về đoạn thơ Tây Tiến; làm nổi bật bút pháp tài hoa – lãng mạn của Quang Dũng trong bài thơ. | 5.0 |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề. | 0.25 | |
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận Cảm nhận được đoạn thơ Tây Tiến và làm nổi bật được bút pháp tài hoa – lãng mạn của Quang Dũng. | 0.5 | |
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp. Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: | ||
1.Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm: -Quang Dũng là nhà thơ tài hoa, thơ Quang Dũng thể hiện cái tôi hào hoa thanh lịch, giàu chất lãng mạn lại rất hồn nhiên, bình dị, chân thực. -Bài thơ Tây Tiến ra đời vào cuối năm 1948, là bài thơ nổi tiếng tiêu biểu cho hồn thơ Quang Dũng, bút pháp lãng mạn là bút pháp bao trùm bài thơ nói chung và đoạn thơ (khổ thơ 2) nói riêng. | 0.5 | |
2. Cảm nhận về đoạn thơ “Tây Tiến”. Cảnh đẹp mĩ lệ, thơ mộng, huyền ảo và giàu chất suy tưởng hiện lên trong nỗi nhớ “chơi vơi” - Những nét vẽ gân guốc được thay bằng những nét vẽ mềm mại, tinh tế đã tao nên: + Cảnh “ đêm hội đuốc hoa’’: doanh trại “bừng lên’’trong tiếng khèn, điệu múa; dáng điệu “ e ấp’’ trong “xiêm áo’’ của các thiếu nữ Tây Bắc,… + Cảnh “chiều sương ấy’’: có “ người đi’’ “chiều sương ấy’’, có “hồn lau nẻo bến bờ’’, có “dáng người trên độc mộc’’ và “trôi dòng nước lũ hoa đong đưa’’… Tất cả hòa đồng, trộn lẫn giữa thực và mơ, giữa yêu và nhớ để “xây hồn thơ’’. Đó là chất lãng mạn hào hoa của một cái tôi tài hoa. - Nếu người lính hiện lên trong phần thứ nhất với vẻ đẹp hào hung thì đến đây người lính Tây Tiến thật hào hoa. | 1.5 | |
3. Bút pháp tài hoa- lãng mạn . - Là biện pháp sáng tạo nghệ thuật trong đó nhấn mạnh những nét đẹp tinh tế, siêu việt, thăng hoa của cuộc sống hiện thực, ít thấy trong thực tế… - Khai thác vẻ đẹp phi thường, tô đậm cái phi thường, gây ấn tượng mạnh mẽ về cái hung vĩ, dữ dội, thơ mộng và tuyệt mĩ. Phát huy cao độ trí tưởng tượng - Thường sử dụng rộng rãi thủ pháp đối lập, cường điệu, tượng trưng ước lệ… - Thể hiện cái “tôi’’ mãnh liệt. - Hoàn cảnh của người lính Tây Tiến, những chặng đường hành quân có nét đẹp dữ dội, phi thường. - Trong hoàn cảnh đó nổi bật chân dung người lính và hình ảnh đoàn quân cũng gian khổ, hi sinh một cách phi thường; đực biệt, các chiến sĩ còn mang vẻ đẹp thanh lịch, hào hoa, lãng mạn cũng rất phi thường… - Tinh thần bi tráng ( bi thương mà hung tráng): cái chết của người lính Tây Tiến cũng rất lẫm liệt, hào hung. - Cái “tôi’’ thể hiện trong tâm hồn thanh lịch, tài hoa và rất cá tính của nhà thơ. | 1.5 | |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0.25 | |
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.5 |
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn