I. Phần Đọc hiểu | ||
Câu | Nội dung cần đạt | Điểm |
Câu 1 | Phương thức biểu đạt: Nghị luận | 0,5 |
Câu 2 | Nội dung: Bàn về lòng tự tin của con người trong cuộc sống | 0,5 |
Câu 3 | Lòng tự tin xuất phát từ bên trong, từ sự hiểu mình: Biết ưu thế, sở trường… bản thân sẽ phát huy để thành công trong công việc, cuộc sống; biết mình có những hạn chế, khuyết điểm sẽ có hướng khắc phục để trở thành người hoàn thiện, sống có ích. | 1,0 |
Câu 4 | Học sinh chỉ ra thông điệp sống ý nghĩa nhất đối với bản thân một cách ngắn gọn, thuyết phục. | 1,0 |
II. Phần Làm văn | ||
Câu 1 | a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thísinhcóthểtrìnhbàyđoaṇ văntheocáchdiễndịch,quynạp,tổng-phân-hợp, móc xích hoăc̣ song hành. | 0,25 |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Lòng tự tin có vai trò quan trọng đối với mỗi con người. | 0,25 | |
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thísinhlựachọncácthaotáclậpluậnphùhợpđểtriểnkhaivấnđề nghiluâṇ theonhiềucáchnhưngcó thể theo hướng sau: * Giải thích: Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi công việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động, người tự tin cũng là người hành động cương quyết, dám nghĩ nghĩ, dám làm. * Bàn luận : + Lòng tự tin là một phẩm chất tốt đẹp của con người. Khi có lòng tự tin con người dễ gặt hái thành công trong cuộc sống. + Biểu hiện của lòng tự tin: luôn tin tưởng vào bản thân, chủ động trước mọi tình huống, không lấy làm hổ thẹn trước những khuyết điểm của bản thân, nỗ lực khắc phục điểm yếu để trở thành người hoàn thiện + Tự tin không đồng nghĩa với tự cao, tự đại + Phê phán những người sống tự ti, không nhận thấy giá trị của bản thân. * Bài học: + Luôn lạc quan, vui vẻ, tự tin rằng mình có những giá trị sẵn có + Phấn đấu, nỗ lực không ngừng trước những khó khăn, thất bại để luôn tự tin trong cuộc sống. | 0,25 0,5 0,25 | |
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chı́nh tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Viêṭ . | 0,25 | |
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. | 0,25 | |
Câu 2 | a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề | 0.25 |
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao và điểm gặp gỡ trong quan niệm về vẻ đẹp con người của hai nhà văn | 0.5 | |
c) Triển khai vấn đề cần bàn luận thành bài văn hoàn chỉnh; thể hiện được quan điểm và thái độ cá nhân; bàn luận đúng vấn đề đã nêu. *Giới thiệu về tác giảtác phẩm và đối tượng nghị luận: - Kim Lân, Vợ nhặt, nhân vật người vợ nhặt - Nam Cao, Chí Phèo, Thị Nở => Vẻ đẹp tâm hồn của hai nhân vật thị ( Người vợ nhặt) và Thị Nở * Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật thị vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân: - Đằng sau vẻ rách rưới là một khát vọng sống mãnh liệt (phân tích - chứng minh) - Đằng sau vẻ chao chát, chỏng lỏn là người phụ nữ hiền hậu, đúng mực (phân tích - chứng minh) - Niềm tin, sự lạc quan vào cuộc sống trong tương lai (phân tích - chứng minh ở đoạn cuối truyện) - Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật - đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo, éo le, cảm động; Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật được thể hiện thông qua các chi tiết: hành động, lời nói, diễn biến tâm trạng; Ngôn ngữ mộc mạc giản dị, kể chuyện hấp dẫn. * Đánh giá - Điểmchung + Về nhân vật thị của nhà văn Kim có nhiều vẻ đẹp tâm hồn con người , mang vẻ đẹp khuất lấp do hoàn cảnh làm ẩn đi nhưng khi được sống trong tình yêu thương, họ lại toát lên vẻ đẹp phẩm chất có thể tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người và người phụ nữ nói riêng. + Ca ngợi, khẳng định phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn của người lao động, bộc lộ niềm tin mãnh liệt: dù trong bất kì hoàn cảnh nào thì vẻ đẹp tâm hồn của họ vẫn ngời sáng. + Sự cảm hóa, thức tỉnh con người bằng tình yêu thương - Đánh giá khái quát: +Là một sự gặp gỡ tình cờ trong quan niệm của hai nhà văn về vẻ đẹp con người – đó là tính nhân văn, sự nhìn nhận đa chiều của văn học đã ngấm trong tư tưởng của Kim Lân và Nam Cao. + Thông qua hai nhân vật kể trên, người đọc sẽ có sự nhìn nhận đa chiều hơn thể hiện khả năng thấu hiểu, đồng cảm và sự trân trọng của hai nhà văn với những vẻ đẹp và sức sống tâm hồn người nông dân nghèo trước CMT8. Đó là sự nối tiếp xuất sắc của Nam Cao và Kim Lân với mạch nguồn nhân đạo của VHVN. | 0,5 2,0 0,5 0,5 | |
d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ và ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | |
e) Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ | 0,5 | |
TỔNG ĐIỂM | 10,0 |
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn